Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
"Thế bí" của Đức trước vấn đề Ukraine và Hy Lạp
Tình hình Ukraine và Hy Lạp cho thấy vai trò mới của Đức trên thế giới và sự khó chịu của Đức với những vai trò này.

 



Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: AP)

 

Theo mạng tin tình báo Stratfor, Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng với Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 6/2 và cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày 9/2. 

 

Đối tượng chính được nhắm đến là Ukraine, nhưng vấn đề đầu tiên được thảo luận tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với ông Obama lại là Hy Lạp. Hy Lạp và và Ukraine không có liên hệ gì trong tâm trí của người Mỹ. 

 

Nhưng hai nước này có liên hệ với Đức, bởi cả hai đều là dấu hiệu cho thấy vai trò mới của Đức trên thế giới và thế bí của Đức với những vai trò này.

 

Khi Angela Merkel nhậm chức vào năm 2005, bà đã trở thành thủ tướng của một nước Đức hòa bình, nằm trong một Liên minh châu Âu thống nhất. Đức đã đặt yêu sách của mình sau lợi ích của Khối, hòa mình vào một châu Âu, nơi vừa thịnh vượng vừa có những gánh nặng về địa chính trị. 

 

Nỗi sợ hãi trước Đức đã giảm xuống ở châu Âu. Liên Xô đã sụp đổ và Nga đang trong quá trình nỗ lực khôi phục từ những hậu quả tồi tệ nhất của sự sụp đổ đó. Vấn đề chính trong Liên minh châu Âu là rào cản nào mà các quốc gia đang có ý định gia nhập Liên minh này sẽ phải vượt qua để trở thành thành viên EU. 

 

Đức có được một vị trí hiếm có nhờ lịch sử của nó. Vị trí đó thoải mái, an toàn và có vai trò quốc tế.

 

Thế giới mà bà Merkel đối mặt ngày nay đã bắt đầu khác biệt. Liên minh châu Âu đang  khủng hoảng sâu sắc. Nhiều người đổ lỗi cho Đức vì khủng hoảng đó, cho rằng chính sách xuất khẩu ồ ạt và đề xuất “thắt lưng buộc bụng” đã gieo mầm cho khủng hoảng. 

 

Đức phải chịu trách nhiệm khi sử dụng đồng euro để phục vụ lợi ích của mình và hình thành chính sách của EU để bảo vệ các doanh nghiệp của riêng mình. Ảo ảnh về một nước Đức lành tính đã tan biến ở nhiều nước châu Âu. 

 

Ở nhiều nơi, hình ảnh cũ về Đức đã lại nổi lên. Trong một chừng mực nào đó, Đức đã trở thành đất nước mà các nước châu Âu khác phải sợ. Ngày càng ít nước muốn trở thành thành viên của EU, và các thành viên hiện tại cũng không mặn mà với việc mở rộng khối.

 

Cùng với đó, nền hòa bình mà Đức đã khao khát lại đang trong tình trạng nguy hiểm. Các sự kiện ở Ukraine đã làm dấy lên những lo ngại của Phương Tây về Nga, cùng với việc Nga sáp nhập Crimea và ủng hộ quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine. 

 

Hành động của Nga đã làm dấy lên sự lo ngại của Mỹ về sự tái xuất của một nước Nga và Mỹ đang bàn bạc khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine và duy trì quân đồn trú ở vùng Baltic, Ba Lan, Romania và Bulgaria. Người Nga đang dự đoán những hậu quả thảm khốc, còn một số thượng nghị sĩ Mỹ đang muốn trang bị vũ khí cho Ukraine.

 

Nếu như nói rằng thế giới của bà Merkel đang đổ vỡ thì hơi quá, nhưng lại không quá khi nói rằng thế giới của bà và nước Đức đã được định hình theo cách mà bà không thể hình dung vào năm 2005. 

 

Sự kết hợp của khủng hoảng tài chính ở châu Âu đã dẫn đến việc chủ nghĩa dân tộc gia tăng mạnh mẽ - cả trong cách hành động của các quốc gia cũng như trong cách nghĩ của người dân – với mối đe dọa chiến tranh ở Ukraine đã biến đổi thế giới của nước Đức. Mục tiêu của Đức là tránh vai trò chính trị hoặc quân sự hàng đầu ở châu Âu. 

 

Tình hình hiện nay khiến Đức không thể tránh được. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu, kéo dài 7 năm qua, đã từ lâu không chỉ là vấn đề thuộc về kinh tế, mà cả là vấn đề chính trị. Cuộc khủng hoảng Ukraine đặt Đức vào một vị trí cực kỳ không thoải mái khi có nhiệm vụ giữ cho một vấn đề chính trị không bị biến thành vấn đề quân sự.

 

Những câu hỏi hóc búa cho nước Đức

 

Việc hiểu được vấn đề kép mà Đức đang phải đương đầu là rất quan trọng. Một mặt, Đức đang cố gắng để giữ Liên minh châu Âu gắn kết với nhau. Mặt khác, Đức muốn chắc chắn rằng mình sẽ không phải chịu gánh nặng để duy trì sự thống nhất đó. 

 

Ở Ukraine, Đức là nước đầu tiên ủng hộ các cuộc biểu tình dẫn đến sự trỗi dậy của chính quyền Ukraine hiện tại. Đức chắc hẳn không mong đợi những phản ứng của Nga hay Mỹ, và họ không muốn tham gia vào bất kỳ phản ứng quân sự nào với Nga. Đồng thời, Đức cũng không muốn ngừng ủng hộ chính quyền Ukraine.

 

Có một sự mâu thuẫn khá phổ biến trong chiến lược của Đức. Người Đức không muốn quyết đoán hoặc đe dọa, nhưng họ lại đang đảm nhiệm vị trí có cả hai điều này. Trong cuộc khủng hoảng ở châu Âu, đó là nước Đức cứng rắn không chỉ với vấn đề Hy Lạp mà cả vấn đề chung của Nam Âu và tình trạng thất nghiệp thê thảm. Ở Ukraine, Đức ủng hộ Kiev và do đó phản đối Nga nhưng không muốn đưa ra bất cứ một kết luận rõ ràng nào. 

 

Cuộc khủng hoảng châu Âu và cuộc khủng hoảng Ukraine là những hình ảnh tương phản. Ở châu Âu, Đức đóng vai trò dẫn đầu nhưng hung hăng. Tại Ukraine, Đức đóng vai trò dẫn đầu nhưng hòa giải. Điều quan trọng nhất trong cả hai trường hợp này, là Đức buộc phải giữ vai trò dẫn đầu – vì hoàn cảnh nhiều hơn là vì chính sách. Đây không phải là điều thoải mái cho Đức và chắc chắn là cũng không thoải mái cho phần còn lại của châu Âu.

 

Vai trò của Đức ở Ukraine

 

Người Đức đã đóng vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich. Đức là công cụ trong nỗ lực đàm phán một thỏa thuận giữa Ukraine và Liên minh châu Âu, nhưng Yanukovich đã từ chối. Người Đức ủng hộ các cuộc biểu tình chống Yanukovich và có mối quan hệ mật thiết với một trong những thủ lĩnh biểu tình, Thị trưởng Kiev hiện nay, Vitali Klitschko - người được đào tạo trong một chương trình dành cho các nhà lãnh đạo đang lên do Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo - đảng của bà Merkel, tài trợ. Người Đức đã lên án việc Nga sáp nhập Crimea và việc Moscow hỗ trợ lực lượng ly khai ở Đông Ukraine. Có lẽ trong những sự kiện này, Đức không phải là công cụ, nhưng lại là một “người chơi” quan trọng.

 

Khi người Đức nhận ra rằng vấn đề này sẽ không chỉ đơn giản mang tính chính trị mà có thể trở thành vũ trang, họ đã bắt đầu né vai trò quan trọng. Nhưng việc thoái thác rất khó. Người Đức đã chấp nhận thế khó. Họ phản đối Nga nhưng cũng không muốn hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine. Thay vào đó, họ tham gia vào các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga trong khi cố gắng đóng vai trò hòa giải. Thật khó cho bà Merkel khi phải đóng hai vai đối nghịch này, nhưng với lịch sử của Đức, vai trò này không phải là bất hợp lý. Chế độ dân chủ tự do là quan điểm trọng tâm của Đức thời hậu chiến, Do đó, việc hỗ trợ những người biểu tình ở Kiev là một nghĩa vụ. Đồng thời, Đức - đặc biệt là kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh - đã băn khoăn về việc đóng vai trò quân sự trực tiếp. Đức đã làm điều đó ở Afghanistan nhưng không làm vậy ở Iraq. Và việc tham gia hoặc ủng hộ một cam kết quân sự ở Ukraine làm sống lại ký ức về các sự kiện liên quan đến Nga mà Berlin không muốn đương đầu.

 

Do đó, Đức chấp nhận một chính sách trái ngược nhau. Mặc dù Đức hỗ trợ một phong trào mà mục đích cuối cùng là chống Nga và ủng hộ lệnh trừng phạt chống lại người Nga, nhưng hơn bất cứ cường quốc nào, Đức không muốn vấn đề chính trị lại leo thang thành vấn đề quân sự. Đức sẽ không tham gia vào bất kỳ hành động quân sự nào ở Ukraine. Tham gia vào khủng hoảng ngay từ đầu, và không thể thoát ra khỏi nó, Đức muốn “tháo ngòi nổ”.

 

Vấn đề Hy Lạp

 

Đức lặp đi lặp lại cách tiếp cận phức tạp với Hy Lạp vì những lý do khác nhau. Người Đức đang cố gắng để tìm vỏ bọc cho vai trò của họ với Hy Lạp. Đức xuất khẩu hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội và hơn một nửa trong số đó đã đi đến khu vực mậu dịch tự do châu Âu – trọng tâm của các dự án EU. Đức đã phát triển sản xuất vượt xa năng lực tiêu thụ trong nước. Nó phải tiếp cận với các thị trường nếu không sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

 

Nhưng rào cản ở châu Âu ngày càng gia tăng. Các vụ tấn công ở Paris đưa ra nhu cầu khôi phục bộ đội biên phòng và thanh tra biên giới. Cùng với mối đe dọa từ các cuộc tấn công của các chiến binh Hồi giáo, dòng chảy tự do của lao động từ nước này sang nước khác đe dọa sẽ lấy việc làm của người bản địa để trao cho người ngoài. Nếu biên giới trở thành rào cản đối với lao động và thị trường vốn bị bóp méo bởi các cuộc khủng hoảng đang diễn ra, liệu bao lâu thì các nền kinh tế yếu sử dụng các biện pháp bảo hộ để tránh hàng hóa của Đức?

 

Khủng hoảng kinh tế làm cho chủ nghĩa dân tộc được nới lỏng và mỗi quốc gia đều cố gắng theo đuổi các chính sách có lợi cho mình, trong đó, nhiều công dân có tầm ảnh hưởng nhận thấy các quy định ở EU là mối đe dọa đối với sự giàu có của họ. Và đằng sau những quy định và việc định giá của đồng euro, họ thấy bàn tay của Đức.

 

Điều này rất nguy hiểm đối với Đức theo nhiều cách khác nhau. Đức đã từng nỗ lực để xóa bỏ hình ảnh kẻ xâm lược thì giờ đây nó lại tái xuất hiện. Chủ nghĩa dân tộc không chỉ đe dọa đưa Đức trở về quá khứ bị khinh miệt, mà còn đe dọa thương mại tự do cần thiết cho sự thịnh vượng của nước Đức. Đức không muốn bất cứ ai rời khỏi khu vực thương mại tự do. Khu vực đồng euro ít quan trọng hơn, nhưng một khi họ rời khỏi khối sử dụng đồng tiền chung, đường dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ sẽ rất ngắn. Hy Lạp một phần tự gánh hậu quả, nhưng nếu nó chứng minh rằng vỡ nợ tốt hơn là trả nợ, thì các nước khác có thể làm theo. Và nếu họ chứng minh rằng việc rời khỏi khu vực tự do thương mại có lợi, toàn bộ cấu trúc có thể buông ra.

 

Đức cần lấy Hy Lạp làm ví dụ, và tuần trước Đức đã rất cố gắng để xuất hiện hơi giống với nước Đức trước đây. Vấn đề mà Đức gặp phải là nếu Chính phủ mới ở Hy Lạp muốn tồn tại, nó không thể đầu hàng. Chính phủ này đã được bầu để chống lại Đức. Cũng chưa rõ việc vỡ nợ, dù toàn bộ hay chỉ một phần, là không có lợi. Và cuối cùng, Hy Lạp có thể thiết lập các quy tắc riêng của nó.

 

Do đó, Đức đã phải đối mặt với một trong những vấn đề là dù mạnh về kinh tế, Đức cũng cực kỳ không an toàn. Sức mạnh của Đức dựa vào khả năng và sự sẵn sàng của các nước khác. Nếu không có sự tiếp cận này, sức mạnh của Đức có thể tan vỡ.

 

Merkel và Washington

 

Đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Liên minh châu Âu, Đức không đủ khả năng cho một cuộc chiến tranh ở Ukraine. Việc Mỹ đe dọa sẽ vũ trang cho Ukraine chính là điều Đức không cần. Vì vậy, bà Merkel đã đến Washington tìm cách làm dịu tình hình. Nhưng kể từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất, rồi Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã có một mệnh lệnh cứng nhắc duy nhất:  không nước nào ở châu Âu được phép thống trị lục địa này, vì một châu Âu thống nhất là điều đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ. Vì vậy, một Ukraine do Nga thống trị khiến Mỹ e ngại khả năng Nga giành quyền bá chủ.

 

Thật mỉa mai khi Đức, từng bị Mỹ ngăn chặn vai trò bá chủ hai lần, lại đang cố gắng thuyết phục Mỹ rằng việc tăng cường hành động quân sự ở Ukraine sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Người Mỹ biết điều đó, nhưng họ cũng biết rằng nếu họ lùi lại thì người Nga sẽ có cơ hội dấn bước. Đức, đã tham gia từ lúc khởi đầu cuộc khủng hoảng này và cuộc khủng hoảng châu Âu, hiện nay lại đề nghị Mỹ dừng lại. Yêu cầu này là điều dễ hiểu, nhưng không dễ thực hiện. Đức cần phải có được điều gì đó từ Tổng thống Nga Putin, chẳng hạn một lời cam kết không hỗ trợ lực lượng ly khai Ukraine. Nhưng ông Putin cũng cần những điều đáp lại, chẳng hạn như cam kết đối với một tỉnh tự trị…

 

Người Đức đang cố gắng để thay đổi châu Âu, nhưng mối đe dọa của họ lại đang giảm dần giá trị. Người Đức đã cố gắng để thay đổi tình hình Ukraine nhưng đã bị mắc kẹt trong các phản ứng của Nga. Trong cả hai trường hợp, vấn đề là họ không có đủ sức mạnh mà phải dựa vào sự đồng ý của người khác. Một vấn đề Đức từng gặp phải là họ quá mạnh để được bỏ qua và quá yếu để áp đặt ý muốn của mình. Trong lịch sử, người Đức đã cố gắng để tăng sức mạnh để có thể áp đặt ý muốn của mình. Trong trường hợp hiện nay, họ không có ý định làm như vậy. Liệu họ có thể sẽ giữ được ý muốn của mình hay không khi họ không đủ mạnh?.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)
    Nga chuẩn bị đánh đông bắc, doanh nghiệp Kharkov tháo chạy sang phía Tây (25-04-2024)
    Tính toán 'không đi đâu mà thiệt' của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine (25-04-2024)
    Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine? (24-04-2024)
    Tình tiết mới vụ Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt (24-04-2024)
    Lực lượng Nga đột kích làng Ocheretyne, phát hiện điều không ngờ (24-04-2024)
    Khí tài Mỹ bị chuyển về Moscow trong đêm, bộ trưởng Ukraine gay gắt (24-04-2024)
    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo (24-04-2024)
    Nguy cơ xung đột trực tiếp Nga và phương Tây về Ukraine (24-04-2024)
    Ông Trump lên tiếng sau khi Hạ viện Mỹ duyệt viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine (24-04-2024)
    Israel buộc giảm quy mô trả đũa Iran vì áp lực từ Mỹ, Đức, Anh? (23-04-2024)
    Biện pháp độc đáo giúp Nga bắt sống tăng Leopard 2A6 (23-04-2024)
    Triều Tiên tiến hành tập trận mô phỏng phản công hạt nhân (23-04-2024)
    Moskva cảnh báo sẵn sàng dự luật trả đũa nếu phương Tây tịch thu tài sản (23-04-2024)
    Cận cảnh cuộc tập trận chưa từng có của Triều Tiên (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Lãnh tụ tối cao Iran gửi "mật thư" cho TT Mỹ (14-02-2015)
    Ông Putin thắng vì dám đấu sát ván với phương Tây (14-02-2015)
    Hình ảnh "nhí nhảnh" của Obama gây sốt (13-02-2015)
    Nhật Bản cho sử dụng ODA hỗ trợ quân sự (13-02-2015)
    Putin được gì từ lệnh ngừng bắn? (13-02-2015)
    Thêm lý do Hy Lạp ngả về Nga (13-02-2015)
    Đức nổi lên trong khủng hoảng Ukraine, Hy Lạp (12-02-2015)
    Cơ hội cuối cùng cho gói cứu trợ của Hy Lạp (12-02-2015)
    Lãnh đạo 4 nước đánh “đòn cân não” về Ukraine (12-02-2015)
    Vì sao ông Kim Jong Un quyết không thăm Trung Quốc? (12-02-2015)
    Hy Lạp bắn phát súng chống chủ nghĩa thực dân mới (11-02-2015)
    Nga phá thế cô lập bằng ngoại giao (11-02-2015)
    Nga-EU chung mục tiêu, Mỹ một mình một cửa? (11-02-2015)
    Obama gọi điện “dọa dẫm” Putin (11-02-2015)
    Giấc mơ của một lục địa (10-02-2015)
    Merkel: Đức có nhận thức thực tế hơn với Mỹ (10-02-2015)
    Cơ hội cuối cùng cho Ukraina? (10-02-2015)
    Thủ tướng Hi Lạp quyết đối đầu với châu Âu (09-02-2015)
    Nước cờ tiếp theo của Putin? (09-02-2015)
    Chiến lược của Mỹ và 'thế chân vạc' Nga-Mỹ-Trung (09-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152760241.